Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc
giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm minh”
cho Quân đội. Vì theo Người, kỷ luật là một yếu tố quan trọng nhất để xây dựng
chính quy và tạo nên sức mạnh chiến đấu tổng hợp của Quân đội. Người khẳng định:
“Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ
chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”[1].
Trong giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm
minh” cho bộ đội Bác đặc biệt coi trọng đến phương pháp nêu gương. Người căn dặn:
“Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một
trăm bài văn tuyên truyền”. Thực tiễn công tác giáo dục ý thức chấp hành kỷ
luật “tự giác, nghiêm minh” cho bộ đội ở các đơn vị cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều
vấn đề bất cập. Một số cán bộ, đảng viên không thực hiện được vai trò là tấm gương
sáng cho quần chúng noi theo; lời nói không đi đôi với việc làm... ảnh đến lòng
tin, ý thức chấp hành kỷ luật của bộ đội và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn
vị.
Để
giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm minh”cho bộ đội bằng phương
pháp nêu gương cần phải tiến hành tốt các biện pháp sau đây:
Tự
học, tự rèn là một yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng và phát huy vai trò của
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì năng lực, phương pháp công tác và uy tín của cán bộ, đảng viên được tạo nên thông
qua quán trình tự học, tự rèn, lâu dài, bền bỉ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
dạy: "Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ,
càng thấy cần phải học thêm.. ". Người còn nhấn mạnh: "Bộ đội ta ngày càng trưởng thành và
tiến bộ. Các đồng chí cán bộ của Đảng ở các cấp phải cố gắng tiến bộ hơn, để
lãnh đạo bộ đội".
Để thực hiện tốt chỉ dẫn
của Người, đòi hỏi cấp ủy và chỉ huy các cấp phải thường xuyên động viên, khơi
dậy tinh thần tự giác học tập và rèn luyện của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mà
trước hết là rèn luyện đức tính khiêm tốn, trung thực, giản dị, lối sống lành
mạnh, thương yêu đồng chí, đồng đội. Phải không ngừng học tập để nâng cao trình
độ kiến thức quân sự, lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước; nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt
động thực tiễn.
Muốn làm được điều đó, mọi
cán bộ, đảng viên phải có kế hoạch tu dưỡng phấn đấu với các chỉ tiêu cụ thể,
tỉ mỉ và biện pháp thực hiện có tính khả thi cao. Sau từng thời gian đoạn phải
tự kiểm điểm rút kinh nghiệm, bổ sung chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
của cơ quan, đơn vị. Cấp ủy, chỉ huy các cấp phải phân công cán bộ giám sát, kiểm
tra giúp đỡ từng cán bộ, đảng viên phấn đấu theo kế hoạch đã đề ra.
Hai
là: Phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trong
giáo dục, bồi dưỡng ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm minh” cho bộ đội.
Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy là người chịu trách nhiệm về
mọi mặt của đơn vị. Nhận thức sâu sắc vị trí trách nhiệm của mình, cán bộ quản
lý, chỉ huy các cấp phải thường xuyên nêu cao trách nhiệm và tính năng động,
sáng tạo trong giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm minh” cho bộ
đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Tư tưởng
đúng thì hành động mới khỏi sai lầm và mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng được”[2].
Mà nhận thức không phải là yếu tố tự nhiên có sẵn, mà là hệ quả của hoạt động
giáo dục, không có giáo dục hoặc chất lượng giáo dục thấp sẽ không có nhận thức
đúng, sớm muộn tác động tiêu cực đến hoạt động thực tiễn.
Để giáo dục theo phương
pháp nêu gương có hiệu quả, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải chủ động, tích
cực nghiên cứu nắm vững nội dung, nhuần nhuyễn về phương pháp và làm chủ hình
thức giáo dục. Từ đó làm tốt việc lựa chọn nội dung, hình thức, biện phá để giáo
dục cho bộ đội theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Phát huy sức mạnh tổng
hợp của mọi lực lượng, mọi tổ chức trong đơn vị; nhất là trong phân công cán
bộ, đảng viên và những quân nhân tốt kèm cặp, giúp đỡ quân nhân chậm tiến. Gắn
mọi hoạt động của bộ đội trong “khuôn khổ” của các tổ chức để giáo dục và rèn
luyện họ.
Ba là: Thường xuyên duy trì nghiêm kỷ luật, rèn
luyện tác phong chính quy, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng, hành
vi vi phạm pháp luật, kỷ luật của bộ đội.
Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm
minh” cho bộ đội phải gắn với việc duy trì nghiêm kỷ luật, rèn luyện tác phong
chính quy và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ mọi chế độ, nền nếp của đơn vị. Đồng
thời phải kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp
luật, kỷ luật của bộ đội. Người căn dặn: “Khi
cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức”[3].
Người còn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải hình thành thói quen có kỷ luật hằng
ngày. Việc rèn luyện tác phong chính quy và giữ nghiêm kỷ luật của bộ đội phải
được thông qua việc hướng dẫn cụ thể, tỷ mỉ của người cán bộ; nếu cán bộ hướng
dẫn càng tỷ mỉ, cụ thể bao nhiêu thì bộ đội càng bớt sai lầm, khuyết điểm, bớt
vi phạm pháp luật, kỷ luật bấy nhiêu. Vì theo Người: “Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm
là vì không hiểu, không biết”[4].
Do đó, muốn nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật “tự giác, nghiêm minh” của bộ đội
không chỉ dựa trên công tác giáo dục, mà còn phải dựa vào sự hướng dẫn, nhắc
nhở thường xuyên, sâu sát của cán bộ các cấp. Làm cho việc chấp hành nghiêm
pháp luật, kỷ luật trở thành thói quen hằng ngày của bộ đội./.
NGUYỄN ANH
SƠN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét